Nguồn gốc Phiến đá Shabaka

Được dựng tại đền thờ thần PtahMemphis vào cuối thế kỷ 8 TCN, tấm bia Shabaka sau đó đã được tháo dỡ (không rõ lý do) và được đưa tới Alexandria.[2] Tấm bia Shabaka, được sử dụng làm vật dằn tàu, đã được một tàu hải quân đem về nước Anh.[2] Trong chuyến hải hành này, nhiều cổ vật khác cũng đem đi dằn tàu, bao gồm phần đầu của một cây cột đá Ai Cập, những mảnh vỡ của một cột đá bazan Hy Lạp-La Mã, hai mảnh dầm cửa bằng đá quartzit của vua Senusret III, và một bức tượng quỳ bằng đá granit đen của vua Ramesses II.[3]

Năm 1805, tấm bia được trao tặng cho Bảo tàng Anh bởi bá tước George Spencer, uỷ viên quản trị của bảo tàng từ năm 1794.[2][3] Năm 1901, tấm bia Shabaka được giải mã và phiên dịch lần đầu tiên bởi nhà Ai Cập học người Mỹ, James Henry Breasted.[4]